Bucep đang là một giống cây thủy sinh đang làm mưa làm gió trong cộng đồng yêu thủy sinh gần đây. Sở dĩ nó được yêu thích như vậy là do nó có một vẻ đẹp rất ma mị dưới “ánh đèn mờ”.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu về bucep, cách chăm sóc cũng như các giống bucep rất đẹp đang làm mưa làm gió trên thị trường nhé. Bài viết được tổng hợp kiến thức bởi các anh em trong và ngoài nước, nếu có thiếu sót gì xin mọi người góp ý thêm
Thông tin cơ bản về Bucep | |
Tên khoa học | Bucephalandra |
Họ | Araceae |
Độ khó chăm sóc | Dễ |
Yêu cầu ánh sáng | Thấp đến trung bình |
Độ pH | 6 – 7 |
Nhiệt độ | 22 – 28 C (72 – 84 F) |
Tỉ lệ tăng trưởng | Chậm |
Vị trí trong bể | Tiền cảnh / trung cảnh |
Chiều cao | 5 – 10 cm (2 – 4 inch) |
CO2 | Cần thiết |
1️⃣ Những thông tin cơ bản về Bucep
Bucep là gì?
Bucep hay còn gọi là Bucephalandra là loài cây thủy sinh đặc hữu của vùng đảo Borneo thuộc Indonesia. Đây là một loại thủy sinh phát triển chậm, có phần thân cứng cáp và đặc biệt rất thích hợp để phát triển bám vào các vật liệu cứng như đá hoặc gỗ
Loại cây này có nhu cầu về ánh sáng khá linh hoạt, do đó có thể trồng Bucep ở những khu vực có bóng râm của bể thủy sinh hoặc ở khu vực có ánh sáng đầy đủ đều được. Miễn là bạn cài đặt ánh sáng tốt
Đặc điểm về ngoại hình của Bucep?
Bucep thuộc chi thực vật có hoa, mọc thân rễ dạng dây leo; loại thủy sinh này có rất nhiều hình dạng và màu sắc của lá (để hiểu thêm bạn có thể tham khảo ở phần những loại Bucep ở bên dưới).
Một đặc điểm khác biệt của tất cả Bucephalandra là trên phần lá của chúng có những đốm sáng li ti. Nhiều loại có ánh kim, phản chiếu màu sắc rực rỡ khi nhìn ở các góc độ cụ thể tạo nên một vẻ đẹp khá ma mị cho hồ thủy sinh. Nhờ vào đặc điểm nổi bật này mà Bucep ngày càng được chơi nhiều trong giới thủy sinh, mặc dù giá thành của chúng khá đắt đỏ
Các loài Bucephalandra sẽ ít phải đối mặt với các vấn đề về lá bị thối rửa hơn khi gặp điều kiện nước mát, mặc dù giống thủy sinh này vẫn có thể phát triển được ở nhiệt độ trên 27ºC nhưng khả năng Bucep bị chết hoặc rửa lá là tương đối cao.
Do đó, với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nên trang bị thêm các thiết bị làm mát hoặc ít nhất là quạt để làm giảm nhiệt độ của bể xuống. Ngoài ra, thì Bucep cũng phát triển tốt hơn trong các bể có lưu lượng dòng chảy tốt
2️⃣ Các loại bucep thủy sinh phổ biến
Hạng 1: Buccep Ghost
Ở nước ta, Bucep Ghost là giống cây thủy sinh đắc đỏ bật nhất nhưng giống lạinhận được sự quan tâm của rất nhiều anh em đam mê thủy sinh vì vẻ ngoài đẹp khó cưỡng và độ hiếm có của nó
Bucep Ghost có lá phần dài màu tím đen huyền bí, lá dài, phần lá gần thân cây thon và to dần về phía phần đầu lá, trên lá có những đốm ánh kim lấp lánh trên nền giúp tô lên giá trị của loại Bucep thủy sinh này
Tuy vẫn có nhiều loại Bucep rất độc và hiếm khác nhưng độ hot của Ghost trên thị trường là chưa bao giờ hạ nhiệt. Theo một số nguồn tin, thì giống này hiện nay đã không còn khai thác được ngoài tự nhiên, hầu như là mua bán sang tay giữa cách anh em chơi thủy sinh nên giá thành không cố định và tùy thuộc vào độ đẹp của cây
Giá tham khảo
Hạng 2: Bucep Brownie
Một cái tên tiếp theo trong đại gia đình Bucep được anh em khá ưa chuộng đó chính là dòng Brownie, thường dùng để đề cập đến Brownie Brown.
Về ngoài hình, giống này khá tương đồng với Bucep Ghost (vì thuộc cùng một nhóm).Tuy nhiên, về kích thước thì giống này sẽ nhỏ hơn Ghost một chút. chúng cũng có phần lá dài, to dần từ phần thân ra đến rìax` lá, phần mép lá có gợn sóng nhẹ khiến chúng trông mềm mại hơn.
Trên thân của Bucep Brownie cũng có chi chít các đốm sáng li ti rất đẹp, điểm khác biệt lớn nhất giữa Brownie và Ghost có thể nói đó là màu sắc của lá, giống này sẽ có phần lá màu xanh so với tím của Bucep Ghost
Giá tham khảo:
Hạng 3: Bucep Helena
Hay còn gọi là Bucep huyền vũ, đây là một trong những loại Bucep được đánh giá là đẹp nhất và được anh em săn lùng khá nhiều.
Tuy nhiên, về ngoại hình chính của dòng này mình có thể miêu tả như sau. Bucep Helena sẽ có phần lá ngắn và bầu hơn so với những giống ở trên. Về màu sắc, Bucep Helena thường có phần lá màu đỏ, một số lá ngã tím trông rất đẹp và dĩ nhiên những đốm sáng rất đặc trưng của dòng Bucep thủy sinh cũng có mặt trên lá của Helena
Giá tham khảo: Một nhánh Helena huyền vũ nhỏ khoảng 5 – 6 lá nước thường có giá khoảng 1.000.000vnđ ~ 1.500.000vnđ
Top 4: Bucep Pandora Queen
Pandora hay còn gọi là Pandora Queen, đây là một giống Bucep có màu đỏ tím, để phân biệt với những giống ở trên chủ yếu bạn có thể nhìn vào ngoại hình
Pandora Queen có phần lá tương đối dài (tương tự Ghost) tuy nhiên phần cuống lá sát thân không quá ốm như mà có cảm giác là thuôn đều từ cuống đến ngọn, nên tạo cảm giác khá hài hòa, viền lá cũng có gợn sóng nhẹ
Về giá cả, Bucep Pandora cũng mềm hơn một chút so với Ghost hoặc Helena, ngoại hình cũng bắt mắt nên cũng được khá nhiều sự quan tâm từ anh em
Hạng 5: Bucep Mini Boyan
Loại này còn được gọi là Bucephalandra Boyan, đúng với tên gọi mini của nó loại này có phần lá tương đối nhỏ so với các giống bucep thủy sinh khác, chúng cũng thường mọc thành bụi khá dày tạo thành những thảm thục với rất đều và đẹp mắt cho bể thủy sinh
Về màu sắc của Bucep Boyan thì chúng có màu chủ đạo là màu xanh thẫm (đối với lá nước) và vẫn có những đốm sáng trên bề mặt lá, tuy nhiên lại không quá nổi bật. Về giá thành thì Mini Boyan cũng có mức giá tương đối mềm, khá phù hợp cho những bạn mới chơi
Giá tham khảo
Hạng 6: Bucep Velvet
Tiếp theo trong danh sách vẫn là một cái tên nổi bật khác trong làng Bucep thủy sinh đó chính là Bucep Velvet. Giống này có phần là dài vài thuôn từ phần cuống đến ngọn lá (tương đối giống Pandora) tuy nhiên bề ngang của chúng thường “ốm” hơn, miêu tả dễ hiểu thì phần lá vừa dài vừa còi đó anh em ạ :v
Velvet có hai dạng là Black Velvet và Green Velvet có thể phân biệt dễ dàng dựa vào màu sắc của phần lá. Black Velvet có phần lá màu tối, thân hơi đỏ, trong khi Green Velvet sẽ có phần là màu xanh sáng hơn.
Giá tham khảo:
Hạng 7: Bucep Metallic
Cái tên tiếp theo nằm trong nhóm những giống Bucep phổ biến được nhiều người quan tâm tại Việt Nam cần phải kể đến là Metallic
Đúng với tên gọi của nó Bucep Metallic có phần bản lá khá dày tạo cho nó vẻ cứng cáp. Về hình dạng lá thì giống này mình thấy khá tương đồng với dòng Pandora, tức là phần lá từ cuống đến ngọn khá đều và hài hòa, Metallic theo mình có phiến là mập hơn một một chút
Về màu sắc thì cũng tùy nhóm sẽ có màu sắc khác nhau ví dụ như Metallic Blue sẽ có phần lá màu xanh lá và hơi ngã xanh ngọc khi nhìn nghiêng dưới ánh đèn. Dark Metallic sẽ có phần lá màu xanh thẩm và hỏi ngã đỏ
Giá tham khảo
Hạng 8: Bucep Godzilla
Godzilla thuộc nhóm Bucep có kích thước trung bình nên khá thích hợp để trồng ở phần trung cảnh hoặc hậu cảnh, về ngoại hình thì giống này có nhiều nét khá tương đồng với Bucep Velvet
Bucep Godzilla có phần lá khá dài và thon từ cuống ra đến ngọn. Điểm nổi bật của dòng này giúp chúng ta có thể phân biệt tốt hơn đó là phần gợn sóng trên lá, gợn khá nhỏ và nhiều trông như những chiếc gai trên sống lưng của Godzilla vậy
Chúng cũng có một số màu sắc phổ biến như xanh, đỏ tím. Giá thành nằm ở phân khúc tầm trung không quá cao nên anh em cũng khá dễ để sở hữu
Giá tham khảo
Hạng 9: Bucep Sekadau
Cho những anh em đang tìm một giống Bucep có kích thước “siêu to khổng lồ” theo đúng nghĩa đen. thì Sekadau sẽ là một sự lựa chọn khá hoàn hảo
Giống Bucep này có một đặc điểm khá khó lẫn so với những giống khác đó là những chiếc lá lớn, to tròn trông toát nên vẻ khỏe mạnh. Bucep Sekedau cũng có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá, đỏ, xanh dương khiến anh em có nhiều lựa chọn hơn cho việc bố trí bể thủy sinh của mình
Giá tham khảo
*Bucep tím
Thật ra Bucep tím không phải tên một loại Bucep cụ thể mà là một tên gọi chung mà anh em thường dùng để tìm kiếm những giống có màu sắc chủ đạo là màu tím
Tuy nhiên, do khá nhiều anh em tìm loại tên chung này nên mình sẽ đưa Bucep tím vào thành một nhóm riêng. Sau đó, anh em nào thích những cây có lá màu tím thì có thể tham khảo phần mô tả từng loại Bucep của mình ở bên trên nhé
Hướng dẫn chuyển Bucep lá cạn sang lá nước
Bucep lá cán là những cây mà phần lá chưa được ngậm nước, do đó bạn khó có thể trồng được ngay mà cần trải qua giai đoạn thuần từ lá cạn thành Bucep lá nước
Thông thường khi mua từ những cửa hàng, hầu như Bucep đã được hạ thủy một thời gian và có thể phát triển rồi nên không cần phải qua quá trình này. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ Bucep mà mình mua đang là cây lá cạn, bạn có thể sử dụng phương pháp dưới đây để “chuyển hệ” dần cho cây
Bước 1: Hãy đảm bảo hồ nuôi của bạn đã đầy đủ dưỡng chất, CO2, ánh sáng
Bước 2: Sử dụng vòi phun hoặc bất cứ thứ gì làm sạch bụi bẩn trên lá và rễ của cây
Bước 3: Thả vào hồ cho cây trôi dạt đi đâu thì trôi, nếu đúng là cây lá cạn thì chúng sẽ không bị chìm xuống. Quá trình này có thể khoảng vài ngày đến 2 tuần. Khi bạn thấy rễ và lá nước mọc ra thì ok, có thể bắt đầu trồng
Bước 4: Tiến hành tỉa các là cạn đang rửa để cây phát triển tốt hơn
Sự cố có thể gặp phải khi trồng bucep
Mặc dù Bucephalandra là giống thủy sinh tương đối dễ trồng, nhưng vẫn sẽ có một số vấn đề phổ biến mà bạn có thể gặp phải khi trồng giống cây này
1. Lá bị thối rửa: đây là vấn đề phổ biến nhất với khi trồng Bucep mà bạn sẽ gặp. Không phải lúc bạn cũng có thể cho Bucep vào nước và mong chúng phát triển vì sẽ có những cây là lá cạn chưa thể sống dưới nước. Trong quá trình thuần hóa cây từ lá cạn sang lá nước, lá cạn sẽ bị phân hủy dần để cây có sức nuôi lá nước vừa đâm chồi. Trong khoảng thời gian này đừng quá lo lắng, đây chỉ là một quá trình tự nhiên của cây, trừ khi bị thối rửa từ thân thì anh em mới nên lo lắng
2. Thay đổi điều kiện phát triển đột ngột: Ngay cả khi Bucephalandra của bạn đã được thuần hóa thành cây lá nước, nó vẫn có thể phản ứng xấu với điều kiện nước thay đổi hoặc cường độ ánh sáng ở bể mới. Loại cây này không thích sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc các trị số của nước, nó có thể rụng một số hoặc thậm chí gần như toàn bộ lá khi “điều đột ngột này xảy ra”. Có thể mất một thời gian để cây của bạn thích nghi với điều kiện ánh sáng và môi trường ở bể mới; thay đổi điều kiện ánh sáng một cách từ từ, từ thấp đến cao hoặc ngược lại để hạn chế tình trạng rụng lá này. Có thể lá sẽ rụng trong một vài tuần đầu, nhưng một lần nữa, đừng hoảng sợ. miễn là mọi thứ khác vẫn diễn ra trong tầm kiểm soát, Bucep của bạn sẽ tiếp tục phát triển và ra lá mới
3. Phát triển không như mong muốn, lên màu kém: Nếu Bucephalandra không phát triển như bạn mong muốn, hãy thử kiểm tra lại lượng ánh sáng mà bạn đang cung cấp. Cây phát triển không tốt có thể là dấu hiệu cho không đủ sáng để giữ cho cây phát triển khỏe mạnh (dĩ nhiên bạn vẫn phải đảm bảo phân được cung cấp đầy đủ, điều kiện nước và nhiệt độ ổn định). Điều kiện ánh sáng yếu cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của Bucep, cây không lên màu như mong muốn là một trong những điểm khá thất vọng vì màu sắc vốn dĩ là nguyên nhân chính khiến mọi người “say đắm” loài cây này