Chim khướu là một giống chim thuộc họ sẻ, khả năng hót rất tốt, thân thiện nên rất được ưa chuộng trong giới chơi chim. Đã là người chơi chim khướu từ lâu liệu bạn có biết những giống khướu nào được anh/em nuôi chim ưa chuộng nhất không?
Trong bài viết dưới đây, mình sẽ bật mí cho anh/em “top 8” giống khướu được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng tìm kiếm của google mỗi tháng nhé. Liệu anh/em có đoán được những giống nào sẽ nằm trong danh sách này không?
– Anh em lưu ý giá chim trong bài viết tùy thuộc rất nhiều vào độ thuần, khả năng hót và giới tính nên mình không thể để giá chính xác được nhé
Hạng 1: Khướu bạc má
– Tên khoa học: Garrulax Chinensis
– Độ phổ biến: dễ dàng tìm kiếm
– Giá bán: 500.000 (chim mái), 1.200.000 ~ 1.500.000 (chim trống), 2.000.000 ~ 4.000.000 vnđ (chim đã thuần, hót hay)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 2900
– Chim khướu bạc má là giống được nuôi phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, sở dĩ chúng phổ biến đến như vậy là do giống này sở hữu khả năng hót rất hay, dáng đẹp, nhiều người đánh giá là chúng có khả năng hót tốt nhất trong các dòng khướu
– Về ngoại hình, giống này có một vóc dáng to lớn, bộ lông đen và mỏng, mỏ dài, có một chỏm lông dựng ở phần tiếp xúc mỏ và đâu, phần thân thon. Nổi bật nhất trên bộ lông đen chính là phần lông trắng xung quanh hai bên má của chim, có là đây chính là nguyên nhân mà người ta gọi giống này với tên là khướu bạc má
– Bên cạnh tên gọi thân thuộc trên giống này còn có tên gọi khác là khướu bách thanh (chứ không phải chim bách thanh nha anh em) nếu có ai tên này thì bạn nên biết là họ đang dùng để ám chỉ khướu bạc má nhé
Hạng 2: Khướu da bò
– Tên khoa học: Poskay Dabo
– Độ phổ biến: dễ dàng tìm kiếm
– Giá bán: 1.000.000 ~ 4.500.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 590
– Khướu da bò cũng là một nhóm khá phổ biến và được nhiều anh em chơi chim yêu thích. Về vóc dáng thì khướu da bò gần như giống hoàn toàn so với khướu bạc má. Điểm khác biệt giữa hai giống này giúp ta dễ dàng nhận biết nhất chính là màu sắc bộ lông của chúng
– Đúng với tên gọi mình, khướu da bò có bộ lông màu khá giống như màu da của bò đó là màu vàng hoặc màu nâu đỏ, chúng vẫn có phần lông hai bên má màu trắng (phần lông trắng này to hơn một chút so với giống bạc má thông thường). Về giá cả thì các bé có lông màu nâu đỏ sẽ cao hơn một chút so với các bé có bộ lông màu vàng
– Đối với khướu da bò, khả năng hót và múa đều rất tốt nên giá thành tương đối cao
Hạng 3: Khướu đầu bạc
– Tên khoa học: Garrulax leucolophus
– Độ phổ biến: trung bình
– Giá bán: 100.000 ~ 300.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 390
– Khướu đầu bạc là một giống có ngoại hình rất bắt măt, chúng có vóc dáng thon nhỏ, phần mào hơi dựng lên, bộ lông hơi ngã sang màu nâu đỏ và một điểm làm nên thương hiệu của chúng chính là phần đầu được “nhuộm trắng” từ đỉnh xuống hết phần ngực
– Tuy ngoại hình khá đẹp, bắt mắt tuy nhiên giống này được đánh giá là có giọng hót không hay. Điểm nổi bật nhất đó là chúng khá “to mồm”, tiếng kêu của chim đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh nhà bạn đấy
– Loài này thường sống ở các vùng núi cao, ẩm ướt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới hoặc các khu vực cây bụi và đồng cỏ. Khướu đầu bạc thường sống theo các đàn nhỏ, trong các tầng cây hoặc tán rừng, ngoài ra thì chúng là loài sống định cư
– Một số tên gọi khác của giống này như: chim khướu đầu trắng, chim bồ chao, khướu bông, bạch đầu ông… các bạn lưu ý để tránh bỡ ngỡ khi gặp các anh em đồng chim nhé
Hạng 4: Khướu đầu đen
– Tên khoa học: Garrulax milleti
– Độ phổ biến: dễ dàng tìm kiếm
– Giá bán: 400.000 ~ 700.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 260
– Khướu đầu đen là một giống có kích thước khá lớn so với các giống khướu khác. Chúng khoác lên mình một bộ lông màu đen tuyền khá đẹp, ở hốc mắt của có một nhóm lông màu trắng nằm khá gọn gàng không bị hòa lẫn với các màu lông đen bên cạnh
– Ở sau gáy có một dải lông trắng trải vòng xuống vòng xuống phần ngực của chim giống như một chiếc khăn choàng, càng xuống dưới phần ngực màu trắng các nhạt dần
– Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm, vùng đồng bằng và rừng núi (thường sống ở vùng có độ cao từ 800 – 1650m). Chúng thường sống theo từng đàn nhỏ để kiếm ăn, chủ yếu là các thức ăn trên mặt đất. Hiện giống này đang bị đe dọa vì dần bị mất đi môi trường sống
– Một số tên gọi khác của giống chim này như khướu indo, bồ chao đầu đen
– Khướu đầu đen má xám là anh em khá thân thích của khướu đầu đen, phần lông bên khóe mắt có màu xám và phần thân có màu vàng nghệ rất nổi bật. Giống này thường sống ở độ cao trên 2000m
Hạng 5: Khướu lửa
– Tên khoa học: ???
– Độ phổ biến: dễ dàng tìm kiếm
– Giá bán: 450.000 ~ 600.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 210
– Khướu lửa là một giống có kích thước khá lớn, chim có phần lông ở đầu, cánh và đuôi màu đen. Phần lông ở sau gáy và phần ngực có màu đỏ nâu rực rỡ, chỏm lông ở khóe mắt có màu xám. Nói chung về phần dáng vẻ bên ngoài của chim thì khá tương đồng với khướu đầu đen
– Giống này khá dễ nuôi có thể làm quen với việc ăn cám và sâu sau khi về nhà khoảng 1 – 2 ngày. Ngoài ra, thì mình cũng không tìm được quá nhiều thông tin về giống này
Hạng 6: Khướu má đỏ
– Tên khoa học: Liocichla ripponi
– Độ phổ biến: trung bình
– Giá bán: 600.000 ~ 700.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 110
– Tiếp tục trong bài viết sẽ là một giống khướu cũng được rất nhiều anh em săn đón đó chính là khướu má đỏ. Giống này có vóc dáng khá nhỏ nhắn, bộ lông ngắn và mượt, bộ lông có màu rêu tựa tựa như chim sâu và phần khuôn mặt có màu đó khá ấn tượng, một số lông chiếc lông ở cánh và đuối có màu đỏ khiến giống chim này trông ấn tượng hơn
– Giống này đặc biệt thích ăn chuối nên rất dễ khi nuối nhốt. Về nguồn gốc, khướu má đỏ thường tập trung ở vùng núi Tây Bắc nước ta, ngoài ra không có quá nhiều thông tin khác về giống này.
– Mình cũng sẽ gợi ý một số tên gọi khác của giống này để anh em tìm kiếm thêm thông tin cho dễ nhớ. Một khu vực còn gọi chúng là khướu mặt đỏ hoặc khướu má cam
Hạng 7: Khướu đuôi đỏ (cánh đỏ)
– Tên khoa học: Garrulax milnei
– Độ phổ biến: hiếm
– Giá bán: 900.000 ~ 1.000.000 vnđ (hoặc hơn)
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 90
– Khướu đuôi đỏ hay còn gọi là khướu Ngọc Linh, thường được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Nam) thường sinh sống ở các khu vực có độ cao khoảng 1480 – 2200m
Giống này đang được sách đỏ IUCN xếp ở mức nguy cấp (EN) với số lượng cá thể trưởng thành còn khoảng 1000 – 2500 con và đang có xu hướng giảm do môi trường sống ngày càng bị thu hẹp. Tại Việt Nam, khướu đuôi đỏ được xếp vào nhóm động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và bị nghiêm cấm săn bắt vì mục đích thương mại
– Khướu đuôi đỏ có kích thước nhỏ nhắn, mỏ dài màu đen, chim có bộ lông với màu chủ đạo là màu đen, phần trước ngực có lốm đốm như bông. Đuôi và cánh có màu vàng nghệ hoặc màu nâu đỏ (con đực thường có màu đậm hơn con cái), phần đỉnh đầu cũng có một chóp lông màu đỏ
– Giống này phải nói là có ngoại hình rất đẹp, anh em nhìn ở ngoài chắc chắn mê mệt
Hạng 8: Khướu Kon Ka Kinh
– Tên khoa học: Garrulax konkakinhensis
– Độ phổ biến: hiếm
– Giá bán: chưa xác định
– Số lượt tìm kiếm hằng tháng: 50
– Khướu Kon Ka Kinh có kích thước khá thon nhỏ (lớn hơn chim sẻ một chút), bộ lông của giống này có màu sắc khá đặc biệt là màu đồi mồi với ba màu chủ đạo là đen, nâu và xám. Phần lông hai bên má của chim thường có màu cam. Màu lông của giống này khá giống với khướu cằm hung tuy nhiên màu đen đậm và chủ đạo hơn
– Khướu Kon Ka Kinh là loại chim đặc trưng tại khu vực núi Kon Ka Kinh thuộc địa phận Gia Lai, Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên cứu giống này là miền núi cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ẩm ướt, thường sống ở tầng thấp của rừng ở các khu vực có độ cao từ 1600 – 1700m, hiện này giống này cũng đang bị đe dọa vì mất môi trường sống
Như vậy trong bài viết trên đây, mình đã giới thiệu cho anh em những giống khướu được rất nhiều anh em chơi chim ưu ái quan tâm, cũng như giá bán của từng giống. Dĩ nhiên mình cũng chưa tiếp cận được hết với tất cả các giống này nên chắc chắn không tránh được sai sót
Hy vọng anh em sẽ góp ý thêm để mình điều chỉnh lại bài viết, góp phần xây dựng một cộng đồng vũng mạnh, cung cấp nhiều thông tin chính xác hơn nhé
Nguồn
– Wiki
– Birdwatchingvietnam
– Dongvan.gov
– Youtube
– Forum Thienduongcacanh
Khướu Konkakinh có kích thước bằng họa mi (to hơn nhiều lần so với chim sẻ)
Thank bạn đã góp ý