Khi nuôi mèo, việc chọn lựa thức ăn phù hợp là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của hoàng thượng. Trong khi nhiều chủ nuôi thường cho mèo ăn cơm như một phần của khẩu phần ăn hàng ngày, câu hỏi liệu cơm có thực sự phù hợp với chế độ ăn uống của mèo hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.
Mèo là loài động vật ăn thịt có nghĩa là chúng cần các chất dinh dưỡng từ thịt để duy trì sức khỏe và hoạt động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cơm có thể mang lại một số lợi ích nhất định. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh khác nhau của việc cho mèo ăn cơm là có tốt hay không? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới
Cơm có thật sự cần cho mèo?
Để trả lời câu hỏi này bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây, trước khi quyết định có cho mèo nhà mình ăn cơm không nhé
a. Mèo là động vật ăn thịt
Mèo là động vật ăn thịt bắt buộc, nghĩa là thịt động vật là thành phần chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Cấu trúc sinh học và chế độ dinh dưỡng của mèo cho thấy chúng cần thịt trong các bữa ăn:
- Răng mèo sắc nhọn, phù hợp để cắt các khối cơ, tách thịt ra khỏi xương.
- Răng hàm của mèo không có bề mặt phẳng để nhai nghiền ngũ cốc, rau, cơm.
- Hàm của mèo chỉ có thể chuyển động lên xuống, không thể di chuyển qua lại để nghiền thực vật.
- Nước bọt mèo ít và không có amylase để phân hủy tinh bột hay đường maltose.
- Manh tràng không phát triển, ruột non ngắn, chỉ phù hợp để tiêu hóa động vật.
- Vì vậy, việc cho mèo ăn cơm không phù hợp với cấu trúc tự nhiên của cơ thể và hệ tiêu hóa của chúng.
b. Mèo không thể tiêu hóa carbohydrate
Thành phần chủ yếu của cơm trắng là carbohydrate, về cơ bản là đường. Carbohydrate khi vào hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ ở ruột, sau đó đi vào gan và được chuyển hóa thành glycogen (dạng dự trữ của glucose).
Mặc dù cơm là bữa ăn quen thuộc của nhiều mèo tại Việt Nam, mèo là loài ăn thịt và không có enzym tiêu hóa để phân hủy một lượng lớn carbohydrate như các loài khác. Do đó, cho mèo ăn cơm có thể gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
c. Không đủ năng lượng
Protein là nguồn năng lượng quan trọng nhất của mèo. Mèo cần tối thiểu 26% protein trong chế độ ăn, trong khi chó trưởng thành cần 12% và con người cần 8%. Mèo cũng cần một loại axit amin quan trọng là taurine, chỉ có trong protein từ động vật. Taurine đóng vai trò chủ chốt giúp xây dựng hệ thần kinh vững chắc và duy trì các hoạt động sống cơ bản của cơ thể mèo.
Nhiều người nghĩ rằng cho mèo ăn cơm ít đồ ăn để tiết kiệm và để mèo no lâu. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến mèo không đủ năng lượng. Men gan của mèo liên tục phá vỡ protein để tạo năng lượng và duy trì mức đường huyết. Khi không được cung cấp đủ protein cần thiết, cơ thể mèo sẽ phá vỡ mô cơ để đáp ứng nhu cầu về protein và axit amin.
d. Tăng nguy cơ tiểu đường
Nếu cho mèo ăn quá nhiều cơm thường xuyên, lượng đường trong gan sẽ vượt mức, carbohydrate thừa sẽ chuyển thành mỡ thừa và gây béo phì. Carbohydrate dư thừa cũng khiến lượng đường trong máu tăng và mất nhiều thời gian để đào thải do mèo thiếu các enzym gan cần thiết để xử lý glucose hiệu quả, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những điều cần lưu ý khi cho mèo ăn cơm
- Mèo con: Không nên cho mèo con ăn cơm vì cơm không tốt cho sự phát triển của chúng.
- Cơm chưa nấu chín: Có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa và gây khó chịu ở dạ dày. Nếu ăn phải cơm sống, mèo có thể đối mặt với tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Dạ dày nhạy cảm: Mèo có dạ dày nhạy cảm nếu làm quen với cơm quá đột ngột có thể bị nôn hoặc gặp vấn đề tiêu hóa.
- Gia vị và nước sốt: Muối, gia vị, tỏi, hành và các loại thực phẩm phụ gia khác thường được ăn kèm với cơm của người nhưng có khả năng gây độc cho mèo.
– Mèo con ăn gì? Thức ăn tốt nhất cho mèo con