Nếu bạn là một người chơi thủy sinh hoặc đang tập chơi và muốn tìm kiếm một loại rêu lót nền với mức giá vừa phải thì rêu minifiss chính là sự lựa chọn khá hợp lý. Đây là loại rêu phổ thông khá dễ mua, hơn nữa việc lót nền cũng như chăm loại rêu này được đánh giá là tương đối dễ, do đó nó được rất nhiều anh em chơi thủy sinh ưa chuộng
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách chăm sóc rêu minifiss hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị đấy
Nguồn gốc của rêu minifiss
Rêu minifiss có tên khoa học là Fissidens Splachnobryoiders đây là một loại rêu được tìm thấy phổ biến ở khu vực châu Á, ở nước ta bạn cũng có thể tìm thấy loại rêu là khá dễ dàng ở những khu vực mát mẻ gần ao, hồ, sông, suối.. chúng thường mọc ở trên mặt đất nhiều hơn là trên đá
Rêu minifiss có tán nhỏ do đó một số anh em thường lẫn lộn giữa giống rêu này với với rêu sao (một loại rêu thường mọc trên bê tông, đá). Thông thường, chúng ta sẽ chia loại rêu này thành hai nhóm chính là rêu minifiss lá cạn và rêu minifiss lá nước
– Tránh nhầm lẫn rêu Minifiss với Fissidens Fontanus một loại rêu thủy sinh khác có kích thước lá to hơn
Phân biệt rêu minifiss lá cạn và lá nước
a. Rêu Minifiss lá cạn
Điều đầu tiên anh em cần phải biết về rêu minifiss là hầu như 100% rêu anh em thu hoặc từ tự nhiên sẽ là minifiss lá cạn và anh em không thể dùng loại này để lót thẳng vào hồ vì chúng sẽ bị nổi hết lên trên mặt nước
b. Rêu Minifiss lá nước
Là rêu đã được qua quá trình chăm sóc của người bán trước khi đến tay người tiêu dùng, khi mua loại rêu này về bạn có thể sử dụng chúng trực tiếp để lót nền mà không lo bị nổi lên như loại lá cạn vì trong cơ thể chúng đã được ngậm rất nhiều nước
Một vài dòng này chắc hẳn sẽ có một số anh em chưa nắm được nên mình xin phép liệt kê một số cách để phân biệt hai loại rêu này cho anh em dễ hình dung hơn
Rêu Minifiss lá cạn | Rêu Minifiss lá nước | |
Giống nhau | Chúng là một giống rêu y hệt nhau chỉ khác ở tình trạng khi đến tay người dùng | |
Khác nhau | ||
Về màu sắc | Có màu xanh nhạt hơn | Màu xanh thẫm hơn vì trong cơ thể rêu đã ngậm nước |
Về trọng lượng | Trọng lượng nhẹ hơn nếu cùng một kích thước | Vì có nước trong thân nên trọng lượng sẽ nặng hơn loại lá cạn có cùng kích thước |
Cách trồng | Cần phải trải qua quá trình chăm sóc trước khi có thể dùng để lót nền vì rêu sẽ bị nổi lên vì chúng nhẹ và không thấm nước | Có thể dùng để lót nền ngay sau khi mua |
Giá thành | Giá thành chỉ bằng 1/2 so với minifiss lá nước vì phải tốn công hơn để có thể sử dụng được | Giá thành cao hơn gấp đôi tuy niên loại này khá dễ sử dụng nên có thể đánh đổi |
Nói đến đây có lẽ bạn đã có những hình dung rõ hơn về hai phân loại rêu này rồi phải không. Còn việc chọn mua minifiss lá cạn hay lá nước là tùy vào bạn vì chúng đều có những đặc điểm riêng. Nếu bạn vẫn muốn mua rêu minifiss lá cạn thay vì lá nước do chúng rẻ, bạn có thể xem qua mẹo trồng dưới đây
– Để hạ thủy rêu lá cạn bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ nên dưới 28ºC. Nếu nhiệt độ từ 30°C rêu khó phát triển, ánh sáng có thể chọn ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo và thường phải có CO² thì rêu mới phát triển (khó hơn lá nước)
– Khi lót nền bằng rêu lá cạn sử dụng bình xịt phun sương, xịt nước nhiều lần vào rêu để rêu ngậm nước nhiều nhất có thể thì rêu mới không bị nổi lên khi vào nước
Cách trồng rêu minifiss vào bể thủy sinh
Việc lót nền cho bể thủy sinh bằng rêu minifiss khá đơn giản, tuy nhiên một số bạn mới sẽ gặp một chút khó khăn khi làm việc này.
Một số vấn đề bạn có thể gặp trong quá trình trồng minifiss có thể gặp như:
– Bùn đất làm ô nhiễm nguồn nước do bạn chưa cạo mỏng làm bùn còn bám trên rêu khi lấy ra khỏi hộp mà lót thằng vào hồ
– Rêu bị nổi lên sau khi lót nền có thể do bạn mua nhầm loại minifiss lá cạn hoặc do bạn đổ nước vào hồ quá nhanh khiến lớp lót bị bung
Để hạn chế những vấn đề mày, bạn hãy thực hiện trồng minifiss vào bể tuần tự theo những bước dưới đây nhé
Bước 1: Lót phân nền cho hồ, bạn có thể dùng lớp phân dày hay mỏng tùy vào cách set up bể thủy sinh của bạn. Lưu ý chọn loại phân nền phù hợp với vật nuôi nhé, nếu nuôi tép nên chọn phân đỏ còn nuôi nhiều cá thì nên dùng phân xanh
Bước 2: Rửa sạch đã Tiger hoặc bonsai trước khi đặt chúng vào hồ
Bước 3: Xử lý rêu minifiss trước khi đưa vào hồ
– Chọn đúng loại rêu minifiss lá nước để đưa vào hồ dễ dàng hơn
– Làm mỏng bớt lớp đất còn dính vào rêu bằng cách sử dụng dao rọc giấy có phần lưỡi mỏng và sắt để thực hiện dễ dàng nhất. Hãy úp người rêu minifiss vào lòng bàn tay, sau đó dùng dao rọc giấy cắt bớt phần bùn ở mặt sau đi, cho đến khi không thể cạo được nữa thì ngưng, lật rêu lại và đặt xuống (làm tương tự với các mảng rêu khác)
Bước 4: Rửa tay sạch trước khi tiến hành lót minifiss vào hồ như vậy sẽ tránh tình trạng bùn bám vào rêu gây ô nhiễm nước
Bước 5: Sử dụng bình xịt dạng phun sương xịt lên đá và phân nền để tạo điều kiện lót tốt hơn, một phần giúp làm sạch bụi bẩn trên đá
Bước 6: Là bước quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ đẹp xấu của thảm rêu. Bạn hãy ướm thử rêu vào hồ sau đó dùng kéo cắt các mảng rêu ra sao cho các góc cạnh khít nhau nhất. Nên làm thật chậm và tỉ mỉ để rêu lót đều bề mặt, cũng không nên quá lo lắng vì các mảng rêu không nằm khít nhau vì khi phát triển rêu sẽ che bớt những đường đứt đoạn này lại (tuy nhiên cũng nên nối các mảng sao cho khít nhất có thể nhé)
Bước 7: Đặt một tấm thẻ hoặc một vật phẳng nào đó vào hồ và cho nước chảy nhẹ lên thẻ được nước tản đều ra xung quanh, không tạo thành dòng quá mạnh có thể làm bong mảng rêu
Bước 8: Sau khi đã cho nước vào hồ tiếng hành lau sạch nhẹ nhàng mặt kính cả bên trong lẫn bên ngoài giúp hồ sạch và trong hơn
Bước 9: Tiến hành rút nước ra khỏi hồ để loại bỏ bớt bùn đất nổi trong nước
Bước 10: Tiến hành bóm nước lại vào bể theo (bước 7). Sau đó, chạy máy lọc khoảng một đêm để lọc sạch bụi bẩn còn lẫn trong nước
Bước 11: Lúc này nước bể đã hoàn toàn trong và sạch sẽ, bạn có thể tận hưởng sự phát triển của rêu rồi 😀
Hướng dẫn ươm rêu minifiss lên đá cực đẹp
Nếu bạn cảm thấy việc mua rêu minifiss có giá thành quá đắt đỏ hoặc việc lót thảm rêu tốn quá nhiều thời gian và công sức nhưng không thể làm đẹp được thì bạn có thể sử dụng phương pháp ươm rêu cho rêu tự mọc nhé
Phần này mình sẽ kết hợp luôn hướng dẫn ươm rêu minifss lên cả phân lót và đá bạn nào muốn ươm lên đâu thì ươm nhé. Việc ươm thẳng lên đá khiến những phiến đá trông cũ kỹ và mướt mắt hơn, tính thẩm mỹ cũng khá cao
Bước 1: Loại bỏ phần đất, bùn, có thể lấy kéo cắt phần bề mặt để lấy rêu (lọc càng kỹ càng tốt)
Bước 2: Vò nát rêu. Sau đó bỏ vào máy xay sinh tố thêm một ít nước để xoay nhuyễn ra lần nữa để có hỗn hợp “sinh tố rêu” (Điều này sẽ giúp các bào tử rêu phân bố đồng đều trong toàn bộ dung dịch, giúp ươm mầm dễ hơn)
Bước 3: Thiết kế bố cục cho hồ thủy sinh của bạn (tiến hành lót phân nền, đặt đá và bonsai vào bố cục)
Bước 4: Rưới đều dung dịch “sinh tố rêu” đã thực hiện ở bước hai lên phân lót, đá, bonsai (nếu muốn rêu minifiss mọc đều trên đá có thể lấy đá riêng và rưới dung dịch đều khắp các mặt của phiến đá)
Bước 5: Sau khi rưới hỗn hợp lên trông bể thủy sinh của bạn như được phủ bởi một lớp bùn vậy, tuy nhiên đúng lo lắng, tiếp tục dùng bình phun sương để xịt nước lên bề mặt cấp thêm ẩm tạo môi trường tốt cho rêu phát triển
Bước 6: Sử dụng màn bọc thực phẩm bọc kín hồ tạo điều kiện kín khí cho rêu phát triển nhanh hơn
Bước 7: Cung cấp hai yếu tố chính để rêu có thể phát triển (1) nhiệt độ, (2) ánh sáng
– Nhiệt độ để rêu phát triển tốt nhất là dưới 23°C (càng mát càng tốt) có thể sử dụng máy lạnh hoặc sử dụng các biện pháp khác để nhiệt độ môi trường mát nhất có thể để thâm mấy cục nước đá xung quanh chẳng hạn :v. Nhiệt độ ươm khoảng từ 23°C ~ 25°C rêu sẽ phát triển chậm. Nhiệt độ cao rêu sẽ không phát triển
– Ánh sáng nên ở khu vực có ánh sáng hắt tự nhiên và chọn khu vực bóng râm để môi trường trồng rêu không bị tăng nhiệt độ
Bước 8: Bắt đầu quá trình chờ đợi là hạnh phúc
– 7 ngày đầu tiên: rêu minifiss ươm sẽ lên rất chậm chỉ được le que vài cọng
– Khoảng 10 ngày: bắt đầu những mảng xanh xuất hiện nhiều hơn
– Từ 14 – 20 ngày: rêu bắt đầu xanh mướt hơn và bắt đầu phủ lên những tảng đá và bonsai
Bước 9: Khi cảm thấy rêu đã phủ xanh đạt yêu cầu, bắt đầu vào nước (lưu ý vào nước nhẹ để tránh bụi bẩn). Có thể bổ sung CO2 để rêu phát triển nhanh hơn, nếu không bạn chỉ cần đáp ứng hai tiêu chí là ánh sáng và nhiệt độ thì rêu vẫn phát triển được
Như vậy là mình đã hoàn thành hướng dẫn việc ươm, trồng rêu và cách trồng rêu minifiss lên đá rồi nhé. Nhớ đảm bảo đầy đủ các bước như trên để đạt hiệu quả tốt nhất
– Một số bạn sẽ gặp tình trạng rêu mọc không đều, xảy ra là do quá trình xay và rải bào tử rêu không đồng đều (hoặc thiếu số lượng). Do đó, hãy làm cẩn thận bước 1 > bước 4 để có thảm rêu đẹp nhất
Những điều cần làm để giữ minifis luôn xanh tốt
– Giữ cho nước sạch, độ ph khoảng 6 – 7, không châm phân nước quá nhiều có thể khiến rêu bị ngộ độc khoáng và chết dần
– Rêu minifiss không cần nhiều CO2, nhưng nếu hồ có thể CO2 sẽ làm cho thực vật phát triển tốt và tươi mát hơn
Cách xử lý rêu hại trong hồ minifiss
– Rêu hại bám trên rêu: thả cá bút chì size nhỏ, cá mún, tép mũi đỏ hằng ngày cho chúng ăn ít thôi để chúng chừa bụng lại ăn rêu hại
– Rêu hại và phân cá bám trên nền minifiss: các loại cá chuột size nhỏ sẽ xử lý tốt vấn đề này (lưu ý là nền minifiss phái được trải kín, không còn kẻ hở để cá chuột không len vào sục nền dẫn đến phản tác dungj)
Giá rêu Minifiss là bao nhiêu
Giá rêu Minifiss nhìn chung cũng không quá cao so với các loại rêu thủy sinh khác. Hơn nữa loại này cũng khá dễ tìm, bạn có thể tham khảo giá rêu như bên dưới
Giá bán theo hộp: rêu Minifiss lá nước là khoảng 100.000 vnđ/hộp nhựa, giá Minifiss lá cạn khoảng 50.000 vnđ ~ 70.000 vnđ hộp nhựa
Ngoài ra bạn cũng có thể mua theo đơn tấc, một tấc rêu minifiss lá nước sẽ có giá khoảng 20.000 vnđ, tùy vào kích thước hồ mà có thể mua lượng rêu phù hợp
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về rêu Minifiss
Hỏi: Rêu Minifiss có cần CO2 không?
Đáp: Rêu minifiss sẽ phát triển nhanh hơn khi được cung cấp CO2. Nếu không có CO2 rêu vẫn phát triển được nếu có điều kiện nhiệt độ và anh sáng thích hợp nhưng tốc độ không nhanh bằng
Hỏi: Vệ sinh nền rêu minifiss như thế nào?
Đáp: Sau một thời gian nuôi thủy sinh các thức ăn thừa, cặn bẩn và chất thải động vật có thể làm bẩn rêu. Bạn có thể sử dụng ống xả nước nhẹ, di qua khu vực rêu bị dơ để hút bỏ cặn bẩn
Hỏi: Rêu bị vàng, đen và chết dần là do đâu?
Đáp: Thông thường, việc rêu bị ngã vàng và chuyển đen sau đó chết dần xảy ra là nhiệt độ môi trường tăng cao. Để hạn chế điều này, hãy điều chỉnh nhiệt độ bể lại mức mà rêu có thể phát triển tốt như bên trên
Hỏi: Cách nhân giống rêu Minifss như thế nào?
Đáp: để nhân giống bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn ươm rêu minifiss ở phía trên nhé mình đã ghi rõ chi tiết từng bước rất dễ hiểu