Tiếp tục trong series bài viết về chăm sóc mèo hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về một vấn đề mà chắc chắn rất nhiều bạn gặp phải và cũng là vấn đề khá nhức nhối trong quá trình nuôi mèo đó chính là mèo có rận. Nhắc về rận mèo chắc chắn hẳn sẽ có nhiều câu hỏi về loài kí sinh khó chịu này
Nếu bé mèo nhà bạn đang có rận trên người, bạn đang phân vân không biết chúng có nguy hiểm cho mèo hay không? Rận có gây nguy hiểm cho người không? Cách trị rận mèo như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay để bảo vệ cho mèo cũng như chính bản thân mình ngay thôi
1️⃣ Rận mèo là gì?
Rận (hay còn gọi là chấy mèo) đây là một loại ký sinh không cánh, sống trên da của động vật và chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn trong môi trường (khi rơi ra khỏi cơ thể vật chủ). Không giống như nhiều ký sinh trùng khác, chấy rận là loài đặc trưng cho từng nhóm vật chủ, do đó bạn sẽ chỉ thấy rận mèo sống được trên cơ thể của mèo
Rận có hai loại là rận nhai (gặm da của vật chủ) hoặc rận cắn (hút máu vật chủ) và loại rận thường xuất hiện ở mèo thường là rận nhai
Rận mèo thường xuất hiện phổ biến ở mèo già, đặc biệt là các giống mèo có bộ lông dài, nguyên nhân gây ra có thể là do mèo ở độ tuổi này thường ít vận động, chải chuốt lông thường xuyên
Rận mèo và bọ chét có phải là một không?
Câu trả lời chính xác là không. Rận thường có phần bụng dài, chân ngắn trong khi bọ chét thị lại có phần bụng khá ngắn và phần chân khỏe, hơn thế nửa bọ chét có khả năng nhảy rất xa trong khi rận thì không
Tuy nhiên, hai loại ký sinh này đều khó chịu như nhau chúng có thể gây hại, ngứa ngay và là mầm mống cho các loại bệnh nguy hiểm ở mèo
(Rận) |
(Bọ chét) |
Vòng đời phát triển của rận mèo
Trứng rận mèo: cuộc sống của rận mèo bắt đầu từ trứng, chúng có thể xuất hiện ở các môi trường bụi bẩn hoặc từ vật dụng của mèo đã bị nhiễm rận và lây lan sang các vật nuôi khác. Trứng rân có kích thước rất nhỏ chưa đến 1mm và thường có màu vàng
Nhộng non: sau khoảng thời gian 7 – 10 ngày trứng bắt đầu nở thành nhộng non và tốn khoảng 10 ngày cho đến khi chúng phát triển thành rận mèo trưởng thành
Rận mèo trưởng thành: từ giai đoạn nhộng non đến khi trưởng thành sẽ bắt đầu ăn ngấu nghiến các phần tế bào chết, da hoặc các chất nhờn trên da khiến mèo bị viêm ngứa. Trong vòng đời của mình trung bình một cá thể rận cái có thể đẻ từ 50 đến 150 trứng
Chấy rận không thể sống mà mà không có vật chủ trong vòng 24 giờ, đây là điều quan trọng cần biết trong việc phòng ngừa rận mèo. Chấy không thể bay nhảy như bọ chét do đó chúng không thể nào “vô tình rơi” trên gối, nệm, thú nhồi bông hoặc bất cứ đâu khác trừ khi sợi lông chứa chúng rơi xuống. Dĩ nhiên, rận mèo là loại kí sinh đặc trưng ở mèo do đó chúng không thể sống trên chó hoặc trên cơ thể của người nên bạn không phải lo nhé
2️⃣ Rận xuất hiện trong tai mèo
Khi nói về rận mèo, ta sẽ có hai loại chính một là loại rận thông thường như chúng ta đã đề cập ở phần trên thường xuất hiện ở phần cơ thể của mèo, loại với hai chỉ xuất hiện trong tai của mèo
Loại ký sinh trùng trong tai mèo này là Otodectes cynotis. Chúng có kích thước rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy hình dạng rõ ràng bằng mắt thường, chỉ thấy như những chấm trắng nhỏ biết di chuyển. Loại rận tai này thường kí sinh trong tai mèo để ăn ráy tai hoặc mảnh vụng da và hiển nhiên cũng gây ngứa và sưng tấy da ở mèo
Để nói kỹ hơn về loại ký sinh này, bạn vui lòng tham khảo bài viết hướng dẫn xử lý rận tai mèo của mình nhé vì nếu liệt kê luôn ở đây sẽ không được chi tiết và gây loãng bài viết nữa ^^
3️⃣ Triệu chứng cho thấy mèo của bạn đang bị rận tấn công
Trong thực tế, để nhận biết mèo đang có rận trên người hay không rất đơn giản bằng những biện pháp như
1. Mèo thường xuyên gãi hơn: điều này có thể gây ra do ngứa, các vết cắn của rận thường gây ngứa cho mèo nên mèo sẽ thường xuyên gãi hoặc cắn vào các vùng da bị tổn thường này. Điều này sẽ khiến cho tình trạng da ngày càng tệ
2. Rụng lông loang lỗ: các mảng da bị bong tróc do vết rận cắn có thể làm lông mèo ở những khi vực đó rụng xuống tạo thành những đốm loang lỗ trên bộ lông của “Boss”
3. Các đốm đỏ hoặc vết sần trên da: do rận mèo nhai hoặc hút máu tạo ra
4. Mẻo có cảm giác bồn chồn: thông thường mèo sẽ giành nhiều thời gian để ngủ, nếu bạn cảm thấy mèo ít ngủ hơn, kêu nhiều, thường xuyên gãi… có khả năng mèo đã bị rận hoặc bọ chét
5. Một cách khá đơn giản để biết mèo đã bị rận tấn công đó chính là vạch lông của mèo ra đã kiểm tra khi bạn thấy những dấu hiệu trên. Rận và trứng của chúng có kích thước không nhỏ, bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường đấy. Hình ảnh cụ thể thế nào thì mình để ngay bên dưới nhé
4️⃣ Nguyên nhân gây ra chấy rận ở mèo
Rận mèo là một loài ký sinh đặc trưng ở mèo do đó chúng không thể lây từ người sang mèo hoặc bất kỳ một động vật nào khá sang mèo. Do đó, nếu mèo nhà bạn có rận điều đó có thể xảy ra do các nguyên nhân sau
1. Mèo sống lâu ngày trong điều kiện mất vệ sinh: dễ thấy nhất là trong các cá thể mèo hoang hoặc các bé mèo nhà nhưng thường xuyên ra ngoài chơi và sinh hoạt ở các khu vực nhiều bụi bẩn
2. Mèo ít chải chuốc: vì bất cứ lý do gì việc thiếu đi sự chải chuốc sẽ làm lông mèo bẩn hơn và là điều kiện tốt để rận phát triển. Việc thiếu chải chuốc ở mèo có thể gây ra do tuổi tác, bộ lông quá dày dẫn đến việc tự vệ sinh không tốt hoặc đơn giản là do mèo lười chải lông
3. Không được chăm sóc lông tốt bởi chủ: khi mèo bị rận hành thành thực với bản thân, có phải đã lâu rồi bạn chưa tắm cho mèo của mình hay không. Dù biết mèo là động vật có thể tự chăm sóc lông cho mình tuy nhiên bạn củng nên tắm cho mèo để mèo có bộ lông khỏe mạnh nhất. Nếu bạn không tắm mèo do sợ mèo cào (hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn tắm mèo của mình chắc chắn sẽ thành công 100% đấy 😉)
4. Tiếp xúc một bé mèo khác có rận: nếu mèo của bạn là mèo nhà, được chăm sóc lông khá cẩn thận nhưng vẫn có rận hãy xem lại xem gần đây mèo có đi la cà với “cô mèo hàng xóm” hay không? Việc mèo nhà tiếp xúc và chơi đùa với mèo có rận sẽ khiến rận lây sang đấy
5. Sử dụng đồ của mèo có rận: nếu không có nguyên nhân nào hợp lý cho bạn trong 4 nguyên nhân gây rận chính ở trên rất có thể bạn đã cho mèo sử dụng chung đồ dùng của một bé mèo có rận (có thể là đồ chơi của mèo hàng xóm hoặc một bé mèo khác bị rận trong nhà)
5️⃣ Những cách trị rận mèo hiệu quả
Cho mèo ngâm trong dung dịch lưu huỳnh và vôi
Một trong những phương pháp được khá nhiều người sử dụng đó chính là cho mèo cưng ngâm trong dung dịch lưu huỳnh ở nồng độ thấp, khoảng 2% (hoặc nước vôi trộn với lưu huỳnh). Phương pháp này hiệu quả trong việc diệt nhộng và rận mèo trưởng thành, tuy nhiên lại không hiệu quả lắm với trứng rận
Một ưu điểm của phương pháp này đó là nó khá an toàn có thể phù hợp với mèo ở mọi lứa tuổi (kể cả mèo con). Bạn có thể cho mèo của mình ngâm loại nước này khoảng 2 tuần một lần (thường đến lần thứ 3 sẽ khỏi hẳn). Điều quan trọng khi chữa cho mèo con bằng phương pháp này đó chính là mèo con sẽ có khả năng điều hòa thân nhiệt kém nên hãy đảm bảo giữ ấm cho mèo sau khi ngâm nước nhé
Sử dụng vòng cổ trị rận cho mèo
Một phương pháp khá an toàn và tiện dụng cho mà bạn có thể cân nhắc sử dụng đó chính là sử dụng vòng cổ trị rận cho mèo hoạt chất đặc biệt Margosa bên trong vòng cổ này có tác dụng trực tiếp đến rận mèo giúp trị rận hiệu quả
Thông thường phương pháp này sẽ đạt hiệu quả sau hai tuần đeo liên tục trên cổ mèo
Thuốc nhỏ gáy trị rận cho mèo
Nếu bạn muốn tìm phương án giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng rận mèo (ngay cả là bọ chét mèo) thì mình muốn giới thiệu cho bạn một sản phẩm mà không chỉ nổi tiếng trong tại Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng có rất nhiều bạn bè nuôi thú cưng sử dụng đó là thuốc nhỏ gáy trị rận mèo hiệu Frontline
Một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này đó là trước khi sử dụng 2 ngày không nên tắm cho mèo và tuyệt đối không tiếp xúc với phần hóa chất khi chúng chưa khô, rửa tay sạch sau khi sử dụng
Để an toàn hơn cho thú cưng bạn có thể sử dụng vòng cổ chống liếm cho mèo đến khi thuốc khô hoàn toàn. Và mình sẽ với dược tính khá mạnh thế nào thì bạn không nên sử dụng cho mèo con
Sản phẩm trị rận mèo dạng xịt
Một biện pháp trị rận mèo cuối cùng mà mình muốn giới thiệu trong danh sách này đó chính là các sản phẩm trị rận hoặc bọ chét dạng xịt. Đối với dạng bình xịt mình xin phép giới thiệu cho bạn hai sản phẩm với mức giá bình dân nhưng sử dụng rất tốt các bạn có thể xem thêm review trong bài viết khác của mình hoặc trên mạng nhé
Xịt trị chấy mèo Hantox-Spray: với thành phần chính là Pyrethriod chiết xất từ hoa cúc, công dụng diệt tốt các loại côn trùng và ký sinh trong khi vẫn an toàn với vật nuôi và con người. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận không hít hóa chất cũng như không rửa tay sạch sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân (dù sao đây cũng là hóa chất mà)
Theo công bố của nhà sản xuất, sản phẩm phù hợp với cả thú cưng có chữa nên bạn có thể an tâm khi sử dụng
Bình xịt trị rận mèo Vime – Frondog: về loại này thì hiệu quả có phần cao hơn so với Hantox-Spray, việc này đồng nghĩa với việc hóa chất diệt côn trùng cũng sẽ mạnh hơn. Do đó, hãy sử dụng cẩn thận tránh háo chất bay vào mắt và nhớ rửa tay khi sử dụng nhé
Để an toàn hơn cho thú cưng bạn nên sử dụng vòng cổ chống liếm cho đến khi hóa chất khô hoàn toàn
– Không tắm cho thú cưng trước và sau khi sử dụng 2 ngày
– Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mèo cưng, hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên đây. Đây là những kiến thức mình đã chọn lọc rất kỹ càng tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của riêng từng cá thể. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ
Những phương pháp giúp mèo không bị rận
Không để mèo tiếp xúc với mèo có rận
Tuy rằng ý này không giúp ích cho bạn trong việc trị rận mèo, tuy nhiên mình cũng muốn đưa vào đây như một cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu nhà bạn nuôi nhiều “boss” hoặc bạn thường xuyên đưa “boss” nhà đi đến thăm nhà bạn hãy cận thận rận mèo có thể lây qua mèo khỏe mạnh khi chúng chơi đùa
Do đó, nếu cảm thấy bất kỳ bé mèo nào trong đàn bị rận hãy cách ly sang một khu riêng và điều trị theo những phương pháp ở trên đến khi mèo khỏi rận hoàn toàn trước khi cho bé hòa nhập lại với đàn
Vệ sinh đồ đạc của mèo bị rận kỹ lưỡng
Trong quá trình nuôi mèo, bạn hầu như khó có thể biết được mèo đang bị rận nếu không quan tâm đến thú cưng của mình. Việc vệ sinh đồ đạc của mèo như vòng cổ, đệm ngủ, quần áo của mèo (nếu có) sẽ giúp bạn sớm phát hiện được mèo đang có rận hay không bằng cách chú ý các sợi lông mèo bám trên các vật dụng này (vì rận thường bám lên lông nên bạn có thể dễ dàng phát hiện ra chúng)
Ngoài ra, việc giặt giữ thường xuyên còn giúp tiêu diệt rận nhanh hơn, giữ cho thú cưng có một bộ lông khỏe mạnh giúp chống lại sự sinh sôi của rận
Hạn chế cho mèo ra ngoài
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh rận mèo phải kể đến đó chính là hạn chế việc cho thú cưng tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì đây là môi trường có nhiều vi khuẩn, bụi bẩn không những có thể gây các bệnh về hô hấp mà nó còn là nguyên nhân trực tiếp khiến thú cưng có rận khi tiếp xúc với mèo hoang hoặc mèo có rận khác trong khu vực
6️⃣ Rận mèo có nguy hiểm cho người không
Cuối cùng chúng ta hãy cùng nói về một điều mà chắc hẳn khá nhiều bạn lo lắng khi mèo nha mình có chấy rận. Đó là loại kí sinh này có gây hại cho con người hay không?
Về điều này thì bạn có thể yên tâm, như mình đã nói ở phần khái niệm về rận (có thể bạn sẽ không để ý nên mình đưa ra hẳn một mục lớn luôn xem cho dễ :v). Rận mèo là loại sinh vật đặc trưng cho từng loài cụ thể do đó mặc nhiên rận mèo chỉ có thể sống trên cơ thể vật chủ là mèo và sẽ không gây hại cho con người. Uy tín luôn!!!