Đối với những người yêu thú cưng nói chung và yêu mèo nói riêng, mèo giống như một thành viêc trong gia đình vậy. Ai củng muốn người bạn trung thành của mình sống lâu nhất có thể. Vậy mèo sống được bao lâu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tuổi của mèo? Quy đổi tuổi mèo sang tuổi người thì là bao nhiêu? Hãy tham khảo tất tần tật trong bài viết này nhé
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của mèo
Mèo sống được bao lâu? Câu hỏi này thực sự không phải dễ trả lời vì tuổi thọ lúc nào củng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố một số yếu tố thực sự dễ nghĩ đến như môi trường sống, sức khỏe, chế độ ăn uống, củng có thể phân loại dựa trên giới tính (mèo cái sống lâu hơn mèo đực 1 – 2 năm), ngoài ra cũng có thể dựa trên yếu tố mèo có bị triệt sản hay chưa?
Nói đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc, triệt sản có liên quan gì đến tuổi thọ à? Câu trả lời là có, không chỉ riêng ở chó, mèo mà hầu như ở mọi loại vật nuôi, triệt sản là một yếu tố giúp nâng cao khả năng tuổi thọ vì chúng giúp giảm thiếu nguy cơ xảy ra các bệnh về sinh sản. Việc này còn giúp giảm nguy cơ “bỏ nhà đi bụi ở mèo” một trong những nguyên nhân khiến mất mèo hàng đầu ở nước ta
Trong một điều kiện lý tưởng mèo có thể sống từ 10 năm đến 20 đấy, tuổi thọ trung bình của mèo nhà thường nằm trong khoảng 15.1 năm (các số liệu này được thu thập từ 10 trang Web quốc tế uy tín hàng đầu về thú cưng)
Giống mèo củng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ, mỗi giống sẽ có một mốc tuổi thọ riêng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng các giống mèo lai thường cứng cáp hơn và sống lâu hơn so với các giống thuần chủng (thật lạ phải không 😄)
Trong hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của mèo, có một yếu tố mang lại sức ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là môi trường sống, mà cụ thể ở đây chính là mèo nhà và mèo hoang. Độ tuổi trung bình chênh lệch giữa hai loại này là vô cùng lớn, để hiểu rõ chi tiết thì chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích nhé
Mèo sẽ sống bao lâu – nếu là mèo nhà?
Nếu câu hỏi trong đầu của bạn đang là bé mèo của bạn sẽ sống được bao lâu? Mình có thể trả lời rằng bé đang rất may mắn vì đang có một mái ấm và đang được bảo vệ khỏi những nguy hiểm ngoài tự nhiên, tuổi thọ của mèo nhà thường gấp 3 lần so với mèo hoang
Điều này xảy ra là do mèo nhà được triệt sản, tiêm phòng giúp loại bỏ đa số bệnh tật, hơn thế nữa chế độ dinh dưỡng cũng được đảm bảo, nước sạch được cung cấp liên tục
Các con số được tổng hợp về tuổi thọ của mèo nhà từ các trang web có sự dao động khác nhau nhưng trung bình sẽ khoảng từ 14 năm đến 20 năm và tuổi thọ trung bình của mèo nhà thường nằm trong khoảng 16.875 năm. Con số này có vẻ cao hơn so với độ tuổi trung bình ở chó
Mèo sẽ sống bao lâu – nếu là mèo hoang?
Bạn có thể xem mèo hoang là “kẻ sinh tồn” thực sự. Nhắc đến hai chữ “sinh tồn” thì bạn củng đã biết cuộc sống của chúng rất khó khăn rồi, do đó độ tuổi trung bình của mèo hoang thực sự không quá cao
Có bao nhiêu kẻ thù và mối nguy trong môi trường hoang dã ngoài kia? Nếu ở thành phố thì đó là xe cộ, trộm mèo, chó… còn ở nông thôn thì đó là những động vật săn mồi khác, điều kiện thời tiết, điều kiện ăn uống, đó là còn chưa kể những cuộc chiến tranh giành thức ăn và lãnh thổ của mèo hoang với nhau
Trong điều kiện hoang dã này, mèo củng tăng khả năng tiếp xúc với ve, bọ chét hoặc các loại ký sinh trùng gây nên bệnh tật khác. Vậy con số tuổi thọ trung bình của mèo hoang là bao nhiêu? Theo các số liệu tổng hợp thì con số này nằm khoảng từ 3 đến 10 năm và trung bình sẽ khoảng 5.625 tuổi.
Môi trường này thực sự khắc nghiệt và hãy nghĩ xem bao nhiêu mèo con bị vứt ra đường mỗi năm do sự thờ ơ của người nuôi mèo. Nếu được hãy triệt sản mèo để tránh việc mèo con sinh ra không có ai chăm sóc bạn nhé
Những giống mèo nào sống lâu nhất?
Để có thể điền vào được danh sách những giống mèo có tuổi thọ tốt nhất chắc chắn là điều không dễ dàng. Vì như đã nói ở trên, tuổi thọ của mèo phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố phụ xung quanh. Tuy nhiên, giống mèo củng góp một phần nho nhỏ vào việc này, vậy ở phần này hãy cùng đi tìm những giống mèo có tuổi thọ dài nhất nhé
Thứ hạng | Tên giống | Miêu tả sơ bộ |
Hạng 1 | Mèo Miến Điện (Burmese) | – Kỷ lục về chú mèo già nhất thuộc về một bé mèo Miến Điện ở tuổi 35
– Tuổi thọ trung bình của mèo Miến Điện khoảng từ 18 đến 25 tuổi |
Hạng 2 | Mèo Ragdoll | – Giống mèo có bộ lông khá dài và mượt. Tuổi thọ trung bình có thể từ 15 – 25 |
Hạng 3 | Mèo Ba-li (Balinese) | – Bộ lông khá giống mèo Xiêm, trung bình giống mèo này có thể sống từ 18 – 22 năm |
Hạng 4 | Mèo Ba Tư (Persian) (Xem thêm) |
– Không còn quá xa lạ với chúng ta phải không. Thông thường một bé mèo Ba Tư có thể sống từ 15 – 20 năm |
Hạng 5 | Mèo Ai Cập (Sphynx) (Xem thêm) |
– Giống mèo không lông vô cùng đặc biệt này xếp thứ năm với tuổi thọ trung bình khoảng 15 – 20 năm |
Hạng 6 | Mèo Bombay | – Trông vẻ ngoài khá giống với các bé mun của nước ta nhỉ 😄 Bé này có thể sống tối đa 20 năm |
Hạng 7 | Mèo Nga | – Với tuổi thọ trung bình trong khoảng 10 – 20 năm mèo Nga đã có vị trí thứ 7 trong danh sách này |
Hạng 8 | Mèo lông ngắn phương Đông | – Có thể xem là một giống lai tạp (mèo ta củng có thể nằm trong số này). Giống mèo này có thể sống đến trên 15 năm |
Hạng 9 | Mèo Xiêm (Xem thêm) |
– Mèo Xiêm có thể sống trung bình 15 năm. Một số cá thể có thể sống đến 20 năm |
Hạng 10 | Mèo Manx | Giống mèo này thường có chiếc đuôi “cụt” khá đặc biệt. Mèo Manx có thể sống đến khoảng 15 năm hoặc hơn |
Source: petbacker |
👉 Chúng ta có thể thấy một số điểm tương đồng về tuổi thọ ở mèo với tuổi thọ ở chó. Đa phần các giống mèo có độ tuổi trung bình lớn thường là những giống có kích thước nhỏ hơn. Có thể kích thước phần nào ảnh hưởng đến sự chịu đựng của khung xương trong suốt vòng đời của mèo, khiến những giống nhỏ thường dẻo dai và có tuổi thọ cao hơn
Tìm hiểu về vòng đời của mèo
1. Mèo sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn mà mèo đang tập làm quen với rất nhiều điều mới mẻ, các vật nuôi khác trong gia đình, những tiếng ồn trong nhà, được dạy đi vệ sinh đúng nơi quy định, được chải lông, cũng như làm quen với trẻ em trong gia đình
Giai đoạn đầu đời này là lúc mèo sẽ hình thành suy nghĩ của chúng, do đó nếu có những gì cần dạy cũng như những điều sai phạm cần răn đe thì đây chính là lúc tốt nhất để thực hiện. Ở giai đoạn đầu này, chúng ta có thể chia thêm thành vài mốc nhỏ, để cung cấp cho bạn thêm một số kiến thức về mèo sơ sinh
- 5 – 12 ngày tuổi: là khoảng thời gian mèo con bắt đầu mở mắt
- Khoảng 1 tháng tuổi: mèo bắt đầu tập ăn và hình thành các thói quen
- 1.5 – 2 tháng tuổi: bạn đã có thể bắt đầu cho mèo tập ăn các loại thức ăn khô (mềm) cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho sự phát triển của mèo con
2. Mèo thiếu nhi ( từ 6 tháng – 2 năm tuổi)
Mèo thiếu nhi là do mình tự đặt thôi nha, đừng có ra đường nói mèo thiếu nhi do Miaolands dạy nha :v Trong giai đoạn này, hầu hết mèo đã đạt đủ độ trưởng thành về cả kích thước củng như khả năng sinh sản
Điều quan trọng nhất trong lứa tuổi này ở mèo là phải giáo dục chúng các trò chơi đúng đắn, hòa nhã hạn chế cho mèo cào hoặc cắn tay vì có thể hình thói quen. Đối với mèo con hành động này có vẻ dễ thương đây nhưng nếu trưởng thành mà mèo vẫn có thói quan đó thì chắc chắn tay bạn sẽ không lành lặn đâu nên hãy cân nhắc nhé
Ngoài ra, khoảng 6 – 8 tháng tuổi mèo bắt đầu dậy thì và muốn tìm bạn tình rồi. Bạn nên cân nhắc đóng cửa lại để boss không trốn đi hoang hoặc cân nhắc về vấn đề triệt sản là vừa (độ tuổi an toàn để triệt sản ở mèo đực và mèo cái là khoảng từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, khi sức khỏe của mèo đã ổn định)
3. Mèo thanh niên (từ 3 năm – 6 năm tuổi)
Không chỉ ở người, thanh niên chính là độ tuổi chín nhất, sức khỏe tốt nhất mà ở mèo củng vậy. Trong độ tuổi này mèo đang ở thời kỳ đỉnh cao trong cuộc sống. Mặc dù mèo có thể gặp rất ít bệnh trong giai đoạn này nhưng điều quan trọng vẫn phải đảm bảo chính là việc tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh tật
4. Mèo trưởng thành (từ 7 năm – 10 năm tuổi)
Ở độ tuổi này, mèo sẽ có tuổi thọ tương đương với con người ở khoảng giữa 40 và 50 tuổi hay còn gọi là độ tuổi sắp về hưu
Ở độ tuổi này ở mèo, bạn dễ dàng nhận thấy thú cưng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, cân nặng bắt đầu tăng nhiều hơn. Hãy bắt đầu chú trọng đến những thực ăn mà bạn muốn bổ sung cho chú mèo của mình sao cho phù hợp với tần suất hoạt động của chúng để tránh tình trạng mèo bị béo phì
*Béo phì sẽ gây ra hàng loạt cách bệnh khác như mỡ trong máu, vấn đề về tim mạch…
5. Mèo cao tuổi (khoảng 11 – 14 năm tuổi)
Sống đến khoảng thời gian này có nghĩa là mèo đã trở thành ông, bà có con đàn cháu đống và tương đương khoảng 70 tuổi ở người. Một con số không hề nhỏ phải không nào
Mèo ở độ tuổi này có xu hướng thư giản nhiều, ngủ nhiều, lười vận động nên hãy tiếp tục theo dõi sát sao cân nặng của các bé nhé. Hãy cố gắng kích thích tinh thần người bạn già của chúng bằng những trò chơi đơn giản để tạo cho chúng tâm lý thoải mái, hoạt động nhiều hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
6. Mèo bô lão (15 tuổi trở lên)
Một số cụ mèo có thể đạt đến độ tuổi này mà không có dấu hiệu sống chậm lại (đây thực sự là một điều may mắn) tuy nhiên đa số thì đã bắt đầu chấp nhận cuộc sống an nhàn của tuổi già bằng việc ngủ cả ngày trên chiếc gối yêu thích của mình
Các cụ mèo ở độ tuổi này cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn, bất kỳ thay đổi này về hành vi như đi vệ sinh nhiều, kêu nhiều đều đáng được chú ý. Hãy đảm bảo gọi cho bác sĩ thú y nếu có gì đó bất thường nhé
Bảng quy đổi tuổi mèo sang tuổi người
Tuy không có một số liệu nào quá chính xác nhưng theo hầu hết những trang Web lớn về động vật mình tham khảo. Hầu hết mọi người đều đồng ý 2 năm đầu đời của mèo là giai đoạn chúng thay đổi nhanh nhất về mặt thể chất, lẫn tinh thần
Khi mèo đạt hai năm tuổi chúng sẽ tương đương với một thanh niên khoảng 24 ~ 25 tuổi ở người. Do đó, bạn có thể thấy ở phần mèo sơ sinh và mèo thiếu nhi bên trên chia thành rất nhiều giai đoạn. Giống như ở con người vậy đó, sau đó hầu như không có quá nhiều thay đổi đáng kể
Từ năm hai tuổi trở đi, cứ một năm tuổi mèo bạn sẽ quy đổi thành 4 năm tuổi người. Chi tiết thì bạn có thể tham khảo ở bảng dưới đây nhé
Số năm tuổi mèo | Quy đổi sang tuổi người | |
Mèo con | 0 | 0 |
Mèo thiếu nhi | 1 | 15 |
2 | 24 | |
Mèo thanh niên | 3 | 28 |
4 | 32 | |
5 | 36 | |
6 | 40 | |
Mèo trưởng thành | 7 | 44 |
8 | 48 | |
9 | 52 | |
10 | 56 | |
Mèo cao tuổi (mèo già) | 11 | 60 |
12 | 64 | |
13 | 68 | |
14 | 72 | |
Mèo bô lão (quá già) | 15 | 76 |
16 | 80 | |
17 | 84 | |
18 | 88 | |
19 | 92 |
11 mẹo giúp kéo dài tuổi thọ ở mèo
Dĩ nhiên, khi nuôi mèo nói riêng hoặc thú cưng nói chung. Bạn sẽ muốn thú cưng của mình có thể sống lâu nhất có thể vì chả ai muốn một cuộc chia ly cả. Ngay trong bài viết này, tuy không giúp được gì nhiều nhưng mình củng xin phép giới thiệu một số biện pháp giúp mèo cưng có sức khỏe tốt nhất, ít ốm đâu và kéo dài tuổi thọ của mèo lâu nhất có thể. Hãy cùng mình tìm hiểu về 11 mẹo bổ ích sau nhé
1. Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe là một biện pháp có thể tốn của bạn một ít thời gian nhưng lại là phương pháp hiệu quả nhất để giúp mèo sống lâu hơn. Hầu hết các bệnh sẽ được bác sĩ thú y tìm ra sớm và đưa ra những lời khuyên tốt nhất để giúp cho mèo của bạn khỏe mạnh. Đừng ngại đưa mèo đi thú y định kỳ, đó là biện pháp thiết thực nhất nếu muốn mèo của bạn khỏe mạnh và ở bên bạn lâu hơn
2. Giữ mèo của bạn ở nhà: Giữ mèo ở nhà là cách tốt nhất để giúp mèo không bị chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã hay gặp các loại độc tố và ký sinh trùng gây bệnh ngoài môi trường. Giữ mèo trong nhà là biện pháp hữu hiệu tiếp theo mà mình muốn giới thiệu đến bạn, tuy nhiên củng nên cẩn thận với một số loại cây cảnh trong nhà vì chúng có thể có độc tố như hoa loa kèn chẳng hạn. Nếu mèo của bạn thích ăn cây xanh, bạn có thể thử trồng cỏ mèo (cat grass) tại nhà xem sao, vừa rẻ lại vừa hữu dụng đấy
3. Xây dựng một chế độ ăn hợp lý và theo dõi bữa ăn: Mèo sẽ có cuộc sống chất lượng nhất nếu bạn cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống với độ ẩm cao (phù hợp với loài). Chỉ cho mèo ăn thức ăn khô là không đủ, hãy kết hợp với các loại thức ăn tươi hoặc ẩm để cân bình dinh dưỡng tốt nhất. Bên cạnh đó, củng nên theo dõi chế độ ăn của mèo, biếng ăn có thể là dấy hiệu của đau răng hoặc một bệnh lý nào đó. Ngoài ra, củng không nên cho ăn quá nhiều dẫn đến béo phì, đây là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh lý khác
4. Theo dõi cân nặng của mèo thường xuyên: Hầu hết bác sĩ thú y đều đồng ý rằng mèo thừa cân là một dấu hiệu của sự không khỏe mạnh nhưng nhiều bạn vẫn thích bé mèo của mình “múp múp” một xíu nhìn mới cute (mình củng vậy :v). Tuy nhiên, thừa cân sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề về gan, tiểu đường, viêm khớp nên hãy cân nhắc điều chỉnh lại chế độ ăn uống và vận động nhé
5. Chơi đùa với mèo: Ngoài việc giúp mèo giảm cân, thon gọn hơn việc tập thể dục và vui chơi củng giúp ngăn ngừa căng thẳng, giúp mèo vui vẻ và khỏe mạnh hơn. Các trò chơi tương tác như đuổi theo laser, leo trèo, cào cấu… củng giúp mèo khai thác bản năng tự nhiên và phát triển hơn về mặt tinh thần
6. Chải lông cho mèo hằng ngày: Ồ! Chải lông củng giúp mèo sống lâu hơn ư? Thật ra đây chỉ là một việc gián tiếp thôi, chải lông giúp mèo có một bộ lông sáng bóng hơn, mượt mà hơn, loại bỏ được lớp lông chết để tránh mèo nuốt chúng vào khi liếm lông. Ngoài ra, bằng việc chải lông mèo thường xuyên cung giúp bạn biết được nhưng thay đổi bên trong cơ thể như những vết u, vết sưng hoặc vết đau mới trên cơ thể… những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm để có thể đưa mèo đi thú y kịp thời
7. Làm sạch cát vệ sinh mèo mỗi ngày: Ngoài việc làm cho ngôi nhà của bạn thơm tho hơn, việc dọn vệ “cít” mèo hằng ngay củng giúp bạn biết mèo có bị tiêu chảy hay không, phân có bình thường hay không? Có máu trong phân hoặc nước tiểu hay không? Để tìm những biện pháp xử lý kịp thời. Mình chưa kịp viêc một bài về tiêu chảy ở mèo nhưng mình có một bài khá chi tiết về vấn đề tiêu chảy ở chó củng như việc quan sát 💩 để đoán trước tình hình sức khỏe của thú cưng bạn tham khảo thử nhé
8. Chế độ uống nước của mèo: Có vẻ không thích nước cho lắm nhưng mèo củng cần được sử dụng nước sạch nhưng mèo lại rất ghét râu của chúng chạm vào nước. Do đó, hãy sử dụng một đĩa rộng để cung cấp nước sạch cho mèo hoặc sử dụng một vòi nước phun lên (có thể mèo sẽ thích đấy)
9. Không nên xem thường việc chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc răng miệng cho thú cưng thường không được quá đề cao. Tuy nhiên, theo các bác sĩ cho biết các vấn đề về răng miệng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như tổn thương đau đớn, nhiễm trùng, nặng hơn có thể dẫn đến các vấn đề về thận và tim. Bác sĩ thú y khuyên cần phải làm sạch răng, chụp X-Quang thậm chí nhổ răng để giữa cho miệng và cơ thể luôn thoải mái
10. Quan sát kỹ các triệu chứng nhỏ: “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Hãy quan sát kỹ khi mèo có những triệu chứng bất thường nhỏ như nôn mửa (có thể là vấn đề của ruột, thận hoặc viêm tụy). Ho, hắt hơi và khó thở có thể là dấy hiệu của hen suyễn hoặc bệnh tim. Đi tiểu bên ngoài khay vệ sinh có thể cho thấy các vấn đề về đường tiết niệu hoặc bàng quang, có thể dẫn đến tắc nghẽn, thậm chí là tử vong. Không nên xem thường các triệu chứng này và nên đưa mèo đi thú y nếu triệu chứng kéo dài 1 – 2 ngày
11. Bấm thẻ cho mèo: Bấm thẻ hay vi mạch là một biện pháp thường thấy ở nước ngoài để theo dõi hành trình đi lại của thú cưng. Bạn có thể cố gắng giữ mèo ở nhà rất tốt cả năm nhưng vô tình một lần để hở cửa sổ thế là mèo đã ra đi và chưa biết có gặp lại không. Gắn chíp định vị lên người mèo là một phương pháp chỉ cần làm một lần và rất hiệu quả trong việc kiểm soát hành động của mèo, giúp nhanh chóng tìm mèo khi chúng đi khỏi nhà trước khi kẻ gian có cơ hội ra tay
Đến đây thì mình đã hoàn thành bài viết rồi, bạn nghĩ bài viết còn thiếu gì không. Nếu có hãy bình luận bên dưới để mình bổ sung thêm nhé. Cảm ơn các bạn!